Để thuận tiện trong việc tìm hiểu, trao đổi, bổ sung kiến thức các môn học đã qua, đề nghị các thành viên, các nhóm trong lớp chia sẻ tài liệu trên email (chavk17@gmail.com) của lớp để mọi người cùng tham khảo và học hỏi lẫn nhau nhé.

Tìm kiếm thông tin

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Thông báo

Ngày mai Thứ 3 (28/9/2010) lớp nghỉ môn Đọc hiểu (Cô Mai). Thứ 4 (29/9/2010) học lại bình thường.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

TB học tiếp

* Môn Đọc hiểu:
Bắt đầu học lại từ Thứ 3 ngày 28/9/2010.

* Tiếng Pháp:
- Bắt đầu học lại từ Thứ 2 ngày 27/9/2010.
- Các môn của Tiếng Pháp vẫn học theo lịch cũ từ Thứ 2 đến Thứ 6.
- Địa điểm học: phòng 309/C2.

* Nộp bài môn NL và PPDH T.A (Cô Nhung):
Có thể nộp bài viết (essay) cho Cô Ngân (K.Sư phạm) vào Thứ 2 ngày 27/9/2010.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

V/v thôi làm Lớp phó

"Do ban nhieu viec (vua giang day va vua phai di hoc) nen Dieu xin thoi khong giu chuc Lop pho cua lop nua. Vi de dam bao moi cong viec cua lop se duoc thuc hien tot hon!
Mot lan nua xin cam on cac thanh vien lop da tin tuong trong thoi gian qua!
Chuc moi nguoi suc khoe va hoc tap tot!"
Võ Xuân Diệu

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Mừng Tết Trung thu

(Rằm tháng Tám)

Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của
thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

* Thi cỗ và thi đèn

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.

* Hát Trống quân

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

* Múa Sư tử (múa lân)

Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người ta thường múa Lân o hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.

Nguồn: http://e-cadao.com/lehoi/Letet/tettrungthu.htm

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Chia sẻ tài liệu

Hiện nay và sắp tới lớp chúng ta học nhiều môn có phần thuyết trình và viết bài theo nhóm hoặc cá nhân. Với khối lượng bài vở ngày càng nhiều và học liên tục nên các bạn, các nhóm không đủ thời gian đọc và hiểu hết những bài viết, bài thuyết trình ấy. Để thuận tiện trong việc tìm hiểu, trao đổi, bổ sung kiến thức các môn học đã qua, đề nghị các thành viên, các nhóm trong lớp chia sẻ tài liệu trên email của lớp để mọi người cùng tham khảo và học hỏi lẫn nhau nhé.

Tài liệu chia sẻ nên ghi rõ nguồn: thuộc cá nhân nào, nhóm nào, về nội dung gì,... để mọi người tiện theo dõi và hậu tạ (nếu có thể).


Chân thành cảm ơn (giùm) mọi người.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Notes:

- Dời ngày nộp bài nhóm và cá nhân môn NL và PP dạy học TA (cô Nhung) vào ngày 25/9/2010.

- Tạm ngưng học môn Dạy học Đọc hiểu (cô Mai). Khi nào học lại sẽ TB sau. (Nếu có thời gian các bạn cứ tranh thủ phân công, làm nhóm).

- Học môn Tiếp nhận ngôn ngữ 2 (thầy Sinh) từ 14-21/9/2010. Nộp Worksheet vào buổi học đầu tiên 14/9.
+ Sáng: 7h30 - 10h30.
+ Chiều: 13h30 - 16h00.

- Chưa biết ngày nộp bài viết môn LLDH đại học (thầy Lộc) nhưng các bạn nên tranh thủ làm xong trong tuần này.

* TIẾNG PHÁP:
- Tối thứ 2 ngày 13/9 tiếp tục học môn Viết.
- Tối thứ 3 ngày 14/9 thi môn Đọc hiểu.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

KỶ NIỆM
65 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9



Chúc các bạn lớp CH Anh văn K.17
những ngày nghỉ lễ vui tươi, hạnh phúc bên người thân, gia đình.