Để thuận tiện trong việc tìm hiểu, trao đổi, bổ sung kiến thức các môn học đã qua, đề nghị các thành viên, các nhóm trong lớp chia sẻ tài liệu trên email (chavk17@gmail.com) của lớp để mọi người cùng tham khảo và học hỏi lẫn nhau nhé.

Tìm kiếm thông tin

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Giới thiệu hoạt động đào tạo sau đại học

Viện Đại học Cần Thơ được thành lập ngày 31.03.1966. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Viện được đổi tên thành Trường Đại học Cần Thơ. Từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, ngày nay Trường đã phát triển thành một trường đại học đa ngành với 78 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, 28 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ (Cao học), 7 chuyên ngành Đào tạo Tiến sĩ (Nghiên cứu sinh) và là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước, của Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và dân trí trong vùng. Song song với công tác đào tạo, Đại học Cần Thơ đã tham gia tích cực các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ, kinh tế, văn hóa và xã hội cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, Trường đã sớm tạo được mối quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật rộng rãi với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước. Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, năng lực quản lý và chuyên môn của đôi ngũ cán bộ của Trường đã được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm được bổ sung và hiện đại hóa đã đáp ứng có hiệu quả yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng các ngành đào tạo. Thêm vào đó, từ những kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, Trường đã làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao phục vụ thiết thực sản xuất, đời sống và xuất khẩu tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trường không ngừng phấn đấu để sánh vai cùng các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước, trong vùng, và theo kịp đà phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, xứng đáng với vai trò là trung tâm văn hóa - khoa học - kỹ thuật của Đồng bằng sông Cửu Long.

Đào tạo Sau đại học

1. Mục tiêu đào tạo sau đại học

1.1. Đào tạo sau đại học dành cho những người tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước.

1.2. Đào tạo sau đại học bao gồm: đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học

- Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

- Tiến sĩ phải có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ.

- Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.

2. Hình thức và thời gian đào tạo

2.1. Bậc thạc sĩ: hình thức tập trung, thời gian 2 năm.

2.2. Bậc Nghiên cứu sinh: Thời gian đào tạo đối với người có bằng Thạc sĩ theo hình thức không tập trung, thời gian 4 năm.

3. Chương trình đào tạo Thạc sĩ

3.1. Chương trình đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.

3.2. Chương trình đào tạo thạc sĩ phải có khối lượng từ 30 đến 55 tín chỉ, trong đó một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 đến 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.

3.3. Cấu trúc chương trình đào tạo

Ch­ương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được cấu trúc gồm:

3.3.1. Các môn học chiếm khoảng 80% thời l­ượng chư­ơng trình đào tạo trình độ thạc sĩ, bao gồm: phần kiến thức chung (môn Triết học và môn tiếng Anh) và phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

a) Đối với phần kiến thức chung:

- Môn Triết học: có khối lượng 5 tín chỉ đối với các chuyên ngành thuộc nhóm ngành khoa học xã hội – nhân văn và 4 tín chỉ đối với các chuyên ngành thuộc nhóm ngành khoa học khác;

- Môn tiếng Anh: học viên khi tốt nghiệp phải đạt trình độ TOEFL ITP 450 điểm; iBT 45 điểm; IELTS 5.0 hoặc tương đương; Chứng chỉ C của Trung tâm Ngoại ngữ Trường Đại học Cần Thơ cấp hoặc đạt yêu cầu của Hội đồng đánh giá ngoại ngữ sau đại học của Trường.

b) Đối với phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành:

- Trong từng khối kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành đều có học phần bắt buộc và học phần tự chọn;

- Nhóm học phần bắt buộc chiếm khoảng 50% thời l­ượng chư­ơng trình đào tạo bao gồm những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình đào tạo, buộc học viên phải tích lũy;

- Nhóm học phần tự chọn chiếm khoảng 30% thời l­ượng ch­ương trình đào tạo là học phần bao gồm những nội dung kiến thức cần thiết, học viên được tự chọn theo hướng dẫn của cơ sở đào tạo nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

3.3.2. Luận văn thạc sĩ, chiếm khoảng 20% thời l­ượng ch­ương trình đào tạo. Đề tài luận văn thạc sĩ là một chuyên đề khoa học, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể, được người hướng dẫn đồng ý và được Hội đồng khoa học và đào tạo chấp thuận.

3.4. Tóm tắt Quy trình đào tạo bậc Thạc sĩ

Tốt nghiệp đại học

Thi tuyển 3 môn(1) Ngoại ngữ, (2) Cơ bản, (3) Cơ sở
Phần I Kiên thức chung
Phần 2 Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Học phần bắt buộc
- Học phần tự chọn theo chuyên ngành
Phần 3 Luận văn thạc sĩ
Tốt nghiệp cao học (Thạc sĩ)

Phần 1 – Các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ

Nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành không phải học phần này. Nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.

Tuyển sinh Sau đại học

Cao học

Người dự thi phải có các điều kiện sau đây:

1.1. Về văn bằng

a) Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.

Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký theo ngành ngoại ngữ đúng với bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức giáo dục thường xuyên thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác;

b) Người có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành, chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi. Nội dung, khối lượng (số tín chỉ) các môn học bổ sung được quy định riêng cho từng nhóm chuyên ngành.

1.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn

Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

Hàng năm, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thi tuyển sau đại học 2 đợt

- Đơt 1: vào tháng 2

- Đợt 2 vào tháng 8

Địa chỉ liên hệ:

Phòng Đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ

Khu II, đường 3 tháng 2 – Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0710.831530-8356, fax: 0710.831156

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét